Các dạng đánh giá
Summative assessment và Formal assessment
Có hai kiểu đánh giá học sinh là formal summative assessment (tạm dịch là đánh giá kết quả học tập chính thức, thường dựa trên các bài thi tiêu chuẩn chung]) và informal formative assessment (tạm dịch là đánh giá quá trình học tập không chính thức, dựa trên quan sát của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh). Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của hai kiểu đánh giá trên đối với kết quả học tập của học sinh.
“Đánh giá quá trình giống như người đầu bếp nếm súp còn đánh giá kết quả lại giống như thực khách nếm súp.” trích nhận định của Robert E. Stake, Giáo sư Danh dự về Giáo dục tại Đại học Illinois.
Đánh giá quá trình và đánh giá kết quả có điểm trùng khớp và bổ sung lẫn nhau trong quá trình đánh giá sự tiến bộ của học sinh tại trường học. Mỗi kiểu đánh giá cung cấp các hành động và hiểu biết sâu sắc khác nhau cho các nhà giáo dục, và mục tiêu chung của chúng đều là phát triển, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh. Chìa khóa để đánh giá toàn diện là hiểu được lợi ích của từng phương pháp đánh giá với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục trường học và kết quả học tập cá nhân của từng học sinh, cũng như tối đa hóa hiệu quả của từng phương pháp.
Đây là hai thuật ngữ phổ biến nhưng các giáo viên đôi khi vẫn chưa hiểu rõ về các kiểu đánh giá kết quả hiệu quả nhất và các kiểu đánh giá quá trình mang tính sáng tạo hơn. Chẳng hạn như trong báo cáo Tình trạng sử dụng công nghệ trong giáo dục mới nhất của chúng tôi, chúng tôi thấy rằng ngày càng nhiều nhà giáo dục sử dụng các công cụ trực tuyến để đánh giá kết quả thay vì quá trình. Tuy nhiên đây không phải vấn đề chúng tôi muốn nói tới trong bài viết. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích sự khác nhau giữa hai kiểu đánh giá, nêu khái quát một số phương thức đánh giá và lý do tại sao cả hai phương pháp này đều quan trọng với sự phát triển của học sinh.
Phương thức đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả sẽ đánh giá việc học và kết quả học tập của học sinh vào cuối học kỳ, năm học hoặc khóa học bằng cách so sánh với tiêu chuẩn chung hoặc điểm chuẩn của trường. Đánh giá kết quả thường mang nặng giá trị điểm số, được thực hiện dưới điều kiện được kiểm soát và do đó dễ quan sát hơn.
Ví dụ về đánh giá kết quả:
- Các bài kiểm tra giữa hoặc cuối kỳ
- Các bài tập tích lũy trong thời gian dài như đồ án cuối kỳ hoặc hồ sơ sáng tạo
- Các bài kiểm tra cuối bài học hoặc chương
- Các bài kiểm tra được tiêu chuẩn hóa thể hiện trách nhiệm giải trình của nhà trường được sử dụng để tuyển sinh; SAT, GCSE và A-Levels
Tầm quan trọng của đánh giá kết quả
Trong hệ thống giáo dục hiện nay, giảng dạy theo hướng tiêu chuẩn đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, đánh giá kết quả cung cấp một chuẩn quan trọng để kiểm tra sự tiến bộ của học sinh, cơ sở giáo dục và xét trên khía cạnh tổng thể là chương trình giáo dục của một quốc gia.
Đánh giá kết quả có đóng góp rất lớn trong việc cải thiện chương trình giảng dạy tại Anh và việc lên kế hoạch giảng dạy tổng thể. Khi dữ liệu đánh giá kết quả chỉ ra khoảng cách giữa kiến thức của học sinh và các mục tiêu học tập, nhà trường có thể chuyển sang các kế hoạch giảng dạy đã được cải thiện và các tiêu chí học tập mới để đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục trường học.
Phương thức đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình thiên về chuẩn đoán hơn là đánh giá. Nó được sử dụng để theo dõi khả năng và phong cách học tập của học sinh, cung cấp các đánh giá trong quá trình học và cho phép các nhà giáo dục cải thiện cũng như điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, các học sinh cũng có thể học tập hiệu quả hơn.
Hầu hết các chiến lược đánh giá quá trình đều dễ áp dụng và phù hợp với quá trình giảng dạy. Các thông tin thu được hiếm khi bị đánh dấu hoặc phân cấp. Các phản hồi mô tả có thể đi kèm đánh giá quá trình để học sinh biết được họ đã nắm vững được kết quả hay chưa và liệu họ có cần thực hành thêm hay không.
Các ví dụ về đánh giá quá trình:
- Các câu hỏi – đáp ngẫu hứng hoặc bỏ phiếu ẩn danh
- Các đánh giá so sánh ngắn để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh với các bạn trong lớp
- Bài viết trong một phút về một chủ đề bài học cụ thể
- Sử dụng Exit ticket để tổng kết kiến thức học sinh đã học được
- Thăm dò ý kiến của học sinh
- Yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ trực quan hoặc doodle map về những kiến thức đã học
Tầm quan trọng của đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình là một cách đánh giá không chính thức và linh hoạt về sự tiến bộ cũng như mức độ hiểu bài của học sinh với một bài học cụ thể. Việc đánh giá này có thể được ghi lại theo nhiều cách hoặc hoàn toàn không được ghi lại, trừ trường hợp ghi lại trong giáo án để thực hiện các bước tiếp theo.
Đánh giá quá trình giúp học sinh xác định được điểm yếu cũng như thế mạnh của mình và những vấn đề cần tập trung cải thiện. Thông qua đánh giá quá trình, giáo viên và những người quản lý cũng nhận biết được các khó khăn mà học sinh đang gặp phải và giải quyết chúng ngay lập tức. Ở cấp trường học, các nhà quản lý và cấp lãnh đạo cao hơn sử dụng thông tin này để xác định điểm mạnh và điểm yếu của cơ sở giáo dục và phát triển các chiến lược cải thiện.
Khi suốt quá trình học tập, các đánh giá quá trình sâu hơn sẽ chỉ ra liệu các kế hoạch giảng dạy có cần phải chỉnh sửa để củng cố hoặc mở rộng việc học hay không.
Tại sao việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh lại là một thách thức?
Việc đánh giá học sinh, gồm cả đánh giá kết quả và quá trình, đều là một phần bắt buộc trong quá trình giáo dục. Thật không may, các kỳ thi chuẩn hóa và các bài kiểm tra không chính thức trong trường học được cho là nguyên nhân dẫn đến việc thu hẹp chương trình và phương pháp giảng dạy, góp phần tạo nên căng thẳng giữa giáo viên và học sinh, và chỉ đánh giá được những thành tích cụ thể mà gây hại cho việc học tập chung.
Pearson và LKMco đã nghiên cứu chủ đề đánh giá trong trường học và xuất bản một báo cáo tiếp theo mang tên Tesing The Water. Báo cáo tiết lộ rằng một phần năm giáo viên Anh chưa biết cách tìm kiếm thông tin để đánh giá học sinh. Ngoài ra, các giáo viên cảm thấy việc đào tạo đánh giá không có hiệu quả; không tới một nửa số giáo viên được đào tạo đánh giá ngay trong khóa đào tạo nghiệp vụ ban đầu.
Năm ngoái, SLT và các lãnh đạo trường học cho rằng việc thiếu ngân sách và thời gian hạn chế khiến trường học không thể tổ chức các khóa đào tạo đánh giá chuyên sâu, hầu hết các khóa đào tạo hiện có bị giáo viên đánh giá là có chất lượng thấp. Tuy nhiên, theo phần lớn những người tham gia trả lời khảo sát của năm nay, các bài đánh giá trực tuyến, cũng như nội dung và tài nguyên trực tuyến có khả năng đạt mức tăng trưởng lớn nhất trong vài năm tới.
Giảm tải khối lượng công việc của giáo viên như thế nào?
Quy trình đánh giá kết quả được đan cài chặt chẽ vào hệ thống trách nhiệm giải trình của giáo viên và nhà trường. Giáo viên thường được giao nhiệm vụ và đánh giá học sinh dựa trên kết quả của các bài đánh giá, trong khi các trường lại được khuyến khích đạt được những kết quả và thành tích nhất định trong một số lĩnh vực cụ thể thay vì những lĩnh vực khác.
Do tính chất quan trọng, đánh giá kết quả thường được đánh giá như chất lượng giảng dạy của trường học và bị SLT tạo áp lực. Do đó, việc đánh giá theo quy chế có thể gây ra căng thẳng cho học sinh và tạo áp lực cao cho giáo viên.
Có ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục nên tách kết quả kỳ thi của học sinh riêng rẽ với các đánh giá từ giáo viên. Kết quả từ các đánh giá kết quả nên được coi là một điểm để thảo luận hoặc một phương tiện để tìm ra những tài nguyên nào cần được cung cấp cho quá trình dạy và học.
Đồng thời, việc sử dụng quá nhiều đánh giá quá trình trong cả năm có thể tạo áp lực đánh giá cuối kỳ cho cả giáo viên và học sinh. Việc này có thể bao gồm các bài kiểm tra vấn đáp hàng tuần hoặc đánh giá bài học ngắn để cải thiện việc học tại lớp và tăng sự tự tin của học sinh. Điều này đảm bảo rằng đánh giá kết quả cuối kỳ có tác động tích cực đến việc học cũng như cung cấp cho học sinh nhiều công cụ để cải thiện kết quả học tập hơn trong suốt học kỳ.
Làm thế nào để kết hợp đánh giá kết quả và đánh giá quá trình trong quá trình giảng dạy?
Rất khó để xác định điểm khác biệt rõ ràng giữa các kiểu đánh giá kết quả và quá trình. Ví dụ, trường học có thể sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn (bài kiểm tra trên máy tính) để theo dõi quá trình học tập của học sinh và xác định liệu học sinh có đang hiểu những kiến thức sẽ được sử dụng trong bài thi cuối kỳ hay không.
Một số nhà giáo dục coi các bài kiểm tra tạm thời này là đánh giá quá trình bởi chúng chuẩn đoán và xác định các phương pháp học nhưng một số khác lại cho rằng chúng là đánh giá kết quả.
là một phần của quá trình giảng dạy. Nó giúp giáo viên điều chỉnh phương thức giảng dạy và các bài học tương lai theo nhu cầu để nâng cao chất lượng bài giảng. Bao gồm: Các câu hỏi vấn đáp Bỏ phiếu trong lớp học Vẽ bảng, biểu để thể hiện kiến thức Bài tập về nhà hoặc trên lớp Exit survey (Các khảo sát kết thúc bài học) |
Trong hệ thống giáo dục hiện nay của chúng ta, mục đích của đánh giá kết quả và quá trình không phải lúc nào cũng hỗ trợ cho nhau.
Kiểu đánh giá truyền thống được sử dụng để đánh giá kết quả chứa các dữ liệu chuẩn đoán quan trọng cho giáo viên, nhưng các thông tin này không thường xuyên và quá muộn để thực hiện các hành động phù hợp. Các bài kiểm tra lựa chọn và đánh giá quá trình bằng các bài kiểm tra viết, bài tập về nhà và phát biểu trên lớp đều là một phần của bộ công cụ đánh giá của giáo viên nếu được sử dụng một cách thích hợp.
Các kết quả tiêu chuẩn chính thức như điểm A-C có thể tượng trưng cho thành tích của học sinh, nhưng chúng không bao hàm các yếu tố học tập liên quan như tinh thần sẵn sàng học hỏi hoặc động lực học tập. Hơn nữa, điểm số không thể hiện rõ ràng sự tiến bộ của học sinh, cũng như không cung cấp cho giáo viên thông tin để họ có thể nâng cao phương pháp giảng dạy của mình.
Do đó, các trường học nên xem xét việc cắt giảm thời gian giáo viên dành cho việc thực hiện các đánh giá kết quả để họ có thể tập trung vào việc thực hiện các đánh giá quá trình và chuẩn đoán.
Các cách sử dụng đánh giá để nâng cao khả năng học tập
Có nhiều cách khác nhau để đánh giá sự tiến bộ của học sinh và nâng cao khả năng học tập qua các đánh giá kết quả và quá trình.
Các kỳ thi quốc gia và các bài kiểm tra tiêu chuẩn không có nhiều không gian cho sự thích nghi hoặc sáng tạo, tuy nhiên, giáo viên có thể chuyển bài đánh giá giữa kỳ hoặc cuối kỳ mô-đun thành một bài thuyết trình trực quan, một bài kiểm tra dạng dài hoặc một bài luận cá nhân.
Đánh giá dựa trên công nghệ đòi hỏi học sinh phải tương tác với tài liệu kiểm tra theo nhiều cách khác nhau – kéo và chọn câu trả lời, đánh dấu dữ liệu liên quan và hoàn thành các câu hoặc phương trình trong các menu thả xuống. Việc này nâng cao khả năng hiểu biết về kỹ thuật số của học sinh và là một bước chuẩn bị cho cuộc sống sau khi ra trường.
Việc cho phép học sinh giải thích kiến thức bằng phương tiện mà họ cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như thiết bị di động hoặc màn hình tương tác của lớp học như ActivPanels giúp giáo viên có được bức tranh chính xác về mức độ hiểu bài của học sinh. Học sinh cũng có cơ hội thể hiện các kỹ năng cụ thể của mình.
Giáo viên cũng có thể thiết lập các bài kiểm tra hoặc đánh giá cuối kỳ theo hình thức tương tự như đánh giá nghề nghiệp hoặc đơn xin việc. Phong cách đánh giá này có thể bao gồm nhiều loại tài liệu và chuẩn bị cho học sinh ở các lớp lớn hơn để đánh giá kết quả hoạt động và các dự án tại môi trường làm việc, tạo bước đệm cho tương lai.
Các hạn chế của các đánh giá trên là gì?
Tất cả các phương pháp đánh giá đều có hạn chế. Mọi đánh giá cá nhân (kết quả hoặc quá trình) chỉ có thể đưa ra một bản tóm tắt về thành tích của học sinh vào một thời điểm duy nhất. Điều này có thể khiến giáo viên không thể đưa ra kết luận rõ ràng về điểm mạnh và điểm yếu của học sinh.
Một số giáo viên cho rằng đánh giá quá trình có thể ảnh hưởng đến thời gian tiết học, so với yêu cầu phải gấp rút học để tiến hành đánh giá kết quả. Không giống như đánh giá tổng hợp, được tích lũy vào cuối một phân đoạn, được lập kế hoạch và chuẩn bị, đánh giá quá trình được giáo viên thực hiện trong thời lượng học của học sinh, ngay cả khi kết quả đánh giá này ít có giá trị cho đánh giá tổng thể của nhà trường.
Thêm vào đó, học sinh biết rằng kiểu đánh giá này không có tác động đến điểm số cuối kỳ của họ, do đó họ thường thực hiện các đánh giá quá trình một cách thiếu nghiêm túc. Điều này có thể dẫn đến kết quả sai lệch và giáo viên hiểu sai phản hồi.
Trong khi đó, đánh giá kết quả thường đổ lỗi đã làm cho việc giảng dạy không có sáng tạo, chỉ để phục vụ mục đích kiểm tra. Bởi học sinh có thể phải dành hàng giờ để luyện các bài tập cụ thể thay vì các bài tập sáng tạo và hấp dẫn khác nhằm khơi gợi hứng thú đối với các môn phụ.
Đạt được sự cân bằng
Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình đều đóng vai trò thiết yếu trong việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Cả hai kiểu đánh giá đều giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và đảm bảo một kết quả cuối cùng tốt hơn.
Tuy nhiên, giáo viên nên tập trung nhiều năng lượng và nguồn lực vào việc đánh giá quá trình như đã dành cho việc đánh giá kết quả, mặc dù việc này thiếu trọng lượng hoặc trách nhiệm giải trình. Việc kết hợp hai kiểu đánh giá sẽ giúp nâng cao khả năng học tập toàn diện của học sinh để chuẩn bị cho các bài kiểm tra cuối kỳ hoặc các hình thức kiểm tra tiêu chuẩn khác. Việc này cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và cơ sở giáo dục cũng có ấn tượng tích cực hơn. Trong khi đó, Bộ Giáo Dục nên xem xét tách biệt đánh giá thành tích của giáo viên với kết quả đánh giá các bài thi tiêu chuẩn của học sinh nhằm giúp giáo viên có thể thoải mái áp dụng các đánh giá quá trình sáng tạo hơn.
Nhìn chung, một chương trình đánh giá toàn diện cân bằng giữa dữ liệu đánh giá quá trình và kết quả của học sinh. Với cách tiếp cận này, các nhà giáo dục nắm được sâu sắc nhất về sự khác nhau trong năng lực học của mỗi học sinh, mục tiêu giáo dục tổng thể cũng như các mục tiêu và tiêu chuẩn học tập …
Source: https://resourced.prometheanworld.com/types-of-summative-formative-assessment/
Để tìm hiểu thêm các dạng đánh giá học sinh, xin tham khảo nội dung cuốn sách Thiết kế và tổ chức dạy học Trực tuyến và Trực tiếp. Bài học nâng cao năng lực số từ giáo dục Mỹ của tác giả TS Nguyễn Thị Kiều Vân